Giới thiệu tổng quan về nguyên lý tác dụng của từ trường điều trị, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy điện từ trường, nhiệt và rung điều trị
- Giới thiệu tổng quan về từ trường điều trị
Có thể phân chia từ trường trong các máy điều trị từ trường làm 2 loại là từ trường không đổi và từ trường biến thiên. Rất nhiều các máy từ trường của Nhật Bản, cũng như các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường không đổi. Trong những máy như vậy, cường độ từ trường và hướng của lực từ không thay đổi.
Gần đây đã xuất hiện thiết bị điều trị từ trường có từ trường thay đổi (biến thiên). Một số máy có từ trường xoay chiều, trong đó chiều của đường sức từ sẽ được thay đổi theo khoảng ngắt quãng nhất định, từ trường dao động, khi đó đường lực từ sẽ xoay trong một diện tích nhất định.
Với từ trường không đổi, máy điều trị từ trường tạo ra cảm ứng từ đối với dòng máu hoặc dòng bạch huyết, phát ra điện thế và dòng điện, làm xuất hiện quá trình điện phân và tạo ra ion theo chiều vuông góc với từ trường. Do đó cần cẩn thận khi đặt điện cực.
Với từ trường biến thiên, máy có thể thay đổi chiều hướng và cường độ của đường lực từ theo những khoảng ngắt quãng nhất định, và có thể chiếu trực tiếp đường lực từ đến từng phần của cơ thể. Vì thế, điểm phát điện thế, dòng điện và ion ít bị hạn chế hơn so với từ trường không đổi. Vì khả năng dịch chuyển tương đối tự do nên làm tăng hiệu quả của lực từ.
Từ trường có nhiều tác dụng sinh học quan trọng đối với cơ thể con người từ lâu đã được biết tới và ứng dụng trong y học như một phương pháp điều trị hiệu quả đơn giản các chứng bệnh đau mỏi cơ, tăng huyết áp., các bệnh mạn tính đường tiêu hoá, hô hấp….
Các tác dụng chính của từ trường điều trị:
- Tác dụng tăng cường tuần hoàn
Khi điều trị bằng từ trường sẽ làm phát sinh dòng điện trong máu lưu thông theo nguyên lý điện từ trường lưu chuyển. Đó là các ion. Khi dòng điện yếu chạy qua máu, thì số lượng của ion được tăng lên, máu đã được ion hoá chạy khắp cơ thể có tác dụng làm tăng cường quá trình trao đổi oxy và cung cấp dinh dưỡng cho mô , lấy đi các chất cặn bã giúp các mô bị tổn thương nhanh chóng phục hồi và có tác dụng giảm đau. Mặt khác, lượng muối hòa tan trong máu dưới tác dụng của dòng từ trường bị thay đổi kéo theo sự thay đổi các đặc tính vật lý của máu (Nguyên lý thiết bị từ trường điều trị của các chất dịch), và dòng máu này đi khắp cơ thể với hiệu quả điều trị tích cực .
- Tác động thay đổi sự di chuyển của ion calci
Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: từ trường có thể đưa ion calci tới để điều trị chỗ xương bị gãy chỉ mất nửa thời gian so với bình thường hoặc có thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau.
- Thay đổi được sự cân bằng pH của các thể dịch khác nhau trong cơ thể.
Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể (thông thường mất sự cân bằng pH xảy ra khi ốm) dường như có thể làm thay đổi nhờ từ trường.
- Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể hoặc tăng lên hoặc giảm xuống nhờ sự kích thích của từ trường.
- Sự thay đổi hoạt động của men và những quá trình sinh hóa khác.
Một số thiết bị từ trường chữa bệnh hiện nay:
1- Máy tạo từ trường (dạng nam châm điện)
2- Nam châm vĩnh cửu chữa bệnh nhân tạo
3- Vật liệu từ sức khỏe: dây chuyền từ tính, cốc từ để uống nước, gậy từ…
Phạm vi cường độ từ trường ứng dụng trong y học và điều trị
– Cường độ từ trường ứng dụng trong từ trị liệu dùng ngoài nằm trong phạm vi 10-150mT (100-1500 Gauss), cường độ từ trường dưới l0 mT (1 tesla =10000 Gauss) hầu như chưa có đáp ứng và trên 150 mT không cần thiết để tránh tác hại có thể xảy ra chậm. Vì vậy, nhiểu tác giả nghiên cứu khuyên, đối với vật liệu từ mang trên người thường xuyên thì cường độ từ trường tương đối thấp (30mT ÷ 80mT). Từ trị liệu cấy ghép trong tồ chức còn đang trong quá trình nghiên cứu. Cường độ từ trường trong ghi hình cộng hưởng từ tới 1-2T.
– Theo nhóm tác giả Tkat E.V., Abilôva N.A., Bôlôđina F.C. với các công trình lớn nghiên cứu nhiều năm trên chức năng thần kinh cơ, mô học, lâm sàng với máy tạo từ trường đưa ra kết luận, từ trường xoay chiều với cường độ nằm từ 50 mT-70mT là hợp lý.
Theo hướng dẫn cùa Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô ứng dụng lâm sàng thì từ trị liệu cường độ trung bình 50mT.
Qua các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng chỉ ra rằng: với máy tạo từ trường tĩnh với cường độ từ 40-80 mT, từ trường xoay chiều và xung cường độ 20-60 mT, nam châm nhân tạo chữa bệnh 30-80mT, vật liệu từ sức khỏe 30-60 mT, là dải cường độ điều trị thích hợp, có hiệu quả lâm sang cao tương tự với đề xuất của nhiều tác giả nghiên cứu khác trên thế giới.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy từ rung nhiệt
Thiết bị bao gồm máy chính và các túi điện cực (túi Magner) nối với máy chính bằng cáp 4 sợi. Máy chính bao gồm biến áp, bộ điều khiển nhiệt độ, rơle, phần hiển thị, công tắc nguồn, đồng hồ thời gian. Biến áp biến đổi điện áp nguồn 110-230V thành điện áp 18V và 24V cấp cho điện cực nằm trong túi phát từ.
Bộ điều khiển nhiệt độ có cảm biến nhiệt gắn trên điện cực trong túi phát từ, sẽ tự động điều chỉnh duy trì nhiệt độ ở giá trị đặt bằng cách chuyển nguồn giữa 24V và 18V và máy sẽ chuyển sang phát từ trường xung xoay chiều dạng ngắt quãng khi nhiệt độ ở giá trị 40 °C đến 60 °C
Máy chính có cầu chì bảo vệ chống quá nhiệt.
Khi sử dụng, nối điện cực vào máy chính, đặt điện cực lên vùng điều trị. Khi bật công tắc nguồn và bộ đặt thời gian, nhiệt bắt đầu phát ra trên điện cực. Đồng thời, cũng có rung động nhỏ do từ trường xung xoay chiều biến thiên trong khoảng 120 Gauss– 620 Gauss.
Cơ chế tạo ra từ trường biến thiên dựa trên nguyên lý của nam châm điện. Nam châm điện là một dụng cụ tạo từ trường hay một nguồn sản sinh từ trường hoạt động nhờ từ trường sinh ra bởi cuộn dây có dòng điện lớn chạy qua. Nam châm điện gồm hai phần là cuộn dây tạo từ trường và lõi dẫn (khuếch đại) từ. Cảm ứng từ của nam châm điện được dẫn và tạo thành lớn nhờ việc sử dụng một lõi dẫn từ làm bằng vật liệu từ mềm có độ từ thẩm lớn và cảm ứng từ bão hòa cao. Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây. Nguyên lý có thể được minh họa như hình vẽ dưới đây.
Cấu tạo của túi điện cực phát từ
Điện cực gồm 5 phần nằm trong túi bằng da. Túi mềm và được bố trí áp sát vùng điều trị. Khi hết thời gian đặt, đồng hồ thời gian dừng, có âm báo quá trình điều trị kết thúc.
Lưu ý một số chức năng về điều chỉnh nhiệt và thời gian rung:
- Điều chỉnh nhiệt độ làm nóng trước.
Có thể chỉnh nhiệt độ làm nóng trước ở mức cao, thấp hoặt tắt. Chỉnh đến nhiệt độ thích hợp tuỳ theo nhiệt độ phòng. Tấm Magner sẽ nóng lên và duy trì ở mức nhiệt độ cần thiết.
– Nhiệt bắt đầu tăng khi bật công tắc nguồn.
– Đèn báo hoạt động màu xanh bật lên. Đèn tắt khi chọn “OFF”.
- Điều chỉnh khoảng thời gian rung.
– Khoảng thời gian rung có thể điều chỉnh bằng núm INT. ADJ ở bảng điều khiển mặt sau của máy chính. Thời gian rung sẽ tăng lên khi vặn núm về bên phải.
– Có thể chỉnh khoảng rung khi tấm Magner nóng lên tới nhiệt độ đặt (khi đèn LOW bật) và đèn báo hoạt động (RUN) màu đỏ nhấp nháy. Khi đèn báo hoạt động vẫn sáng, thì không thể chỉnh được khoảng thời gian rung.
– Khoảng thời gian rung cũng tương ứng với khoảng thời gian phát từ ngắt quãng, do quá trình tạo rung do cảm ứng điện từ tạo ra.
- Ứng dụng lâm sàng
Thiết bị điều trị từ trường rung nhiệt có những tác động vật lý và hoá học đối với bệnh nhân, như:
- Từ trường biến thiên.
- Điện trường (do cảm ứng điện từ).
- Dòng điện dẫn qua cơ thể.
- Tăng lượng ion trong máu (hiệu ứng điện phân).
- Do tăng nhiệt độ, tốc độ tuần hoàn máu sẽ tăng, các mạch máu nhỏ dãn ra, thể tích tế bào tăng lên. Áp suất trong các mao mạch và tế bào tăng, thúc đẩy chuyển hoá và trao đổi chất.
Do các tác dụng trên, đối với các bệnh nhân có bệnh về vận động và tuần hoàn, khi sử dụng máy từ trường điều trị đạt được hiệu quả lâm sàng tốt. Cụ thể máy được sử dụng điều trị tốt cho các triệu chứng và bệnh dưới đây:
Stiff should | Đau cứng vai |
Sequela of fractures | Di chứng gãy xương |
Neuritis & neuralgia | Viêm và đau dây thần kinh |
Bronchitis | Viêm phế quản |
Chronic constipation | Táo bón mạn tính |
Lumbago | Đau lưng |
Arthralgia | Đau khớp |
Gonarthritis deformans | Viêm khớp gối biến dạng |
Hernia of intervertebral disc | Thoát vị đĩa đệm |
Chronic diarrhea | Ỉa chảy mãn tính |
Infantile nocturnal enuresis | Đái dầm ở trẻ nhỏ |